Những điều cần biết về nâng trán cho phẫu thuật mi trên ở người Châu Á

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Những điều cần biết về nâng trán cho phẫu thuật mi trên ở người Châu Á được biên dịch từ Sách “Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt người Châu Á” của Tiến sĩ, Bác sĩ Jung I. Park.

1. Có một phương pháp nâng trán riêng biệt cho người châu Á?

Dù rằng kĩ thuật nâng trán tương tư như trên bệnh nhân da trắng, nhưng tần suất và chỉ định khá khác biệt trên các bệnh nhân châu Á. Nâng trán trên đối tượng dân số không phải châu Á được thực hiện bằng cách loại bỏ các nếp nhăn trán và nếp rũ phía ngoài của mi mắt. Phụ nữ châu Á hiếm có nếp nhăn trán; nếu nếp nhăn xuất hiện, chúng cũng không sâu như người da trắng. Kết quả là, phụ nữ châu Á không quan tâm lắm về các nếp nhăn vùng trán. Thường thì kĩ thuật nâng trán cho bệnh nhân châu Á là một qui trình đi kèm với phẫu thuật tạo mắt hai mí. Nhận thức chung thường là mí mắt sẽ dày và không tự nhiên kéo dài, có thể vĩnh viễn sau phẫu thuật mắt hai mí trên bệnh nhân trung niên hoặc lớn tuổi có da thừa mí mắt (hình 13-1). Điều này một phần là do da dày bẩm sinh vùng mí mắt trên của người châu Á; quan trọng hơn, đó là nếp gấp mắt hai mí được tạo bởi lớp da mí mắt dày này. Da mí mắt dày hơn khi tiến về phía cung mày. Sau khi đã cắt phần da mỏng dưới thấp của mí mắt trên, phần da dùng để tạo nếp gấp hai mí là phần da dày bên trên của mí mắt. Ngược với niềm tin của người ngoài ngành, dày mi mắt sau phẫu thuật tạo mắt hai mí là do sự tạo nếp của da dày và cơ, chứ không phải do mỡ. Nâng trán sẽ giúp tạo ra nếp gấp hai mí tinh tế bằng cách nâng phần da mí mắt dày từ vùng trước sụn mi. Kĩ thuật này được chỉ định cho gần như tất cả bệnh nhân châu A! trung niên hay lớn tuổi muốn thực hiện phẫu thuật mi mắt trên.

Hình 13-1 Dày mí mắt hậu phẫu kéo dài.
Hình 13-1
Dày mí mắt hậu phẫu kéo dài.

2. Tư vấn

Nhìn chung, bệnh nhân muốn phẫu thuật mắt hai mí không được giới thệu nhiều về lợi ích của kĩ thuật nâng trán. Lợi ích được minh họa rõ nhất khi yêu cầu bệnh nhân nhướn mày  gương (hình 13-2, A và B) hoặc nâng trán bệnh nhân bằng tay. Cách này sẽ cho thấy sự giảm độ dày của mí trên (hình 13-2, C). Với những bệnh nhân đã có mắt hai mí và có da thừa trên mi mắt, nâng da mí sẽ minh họa việc làm mỏng nếp gấp mí mắt. Mặc dù nâng trán có lợi ích nhiều, phẫu thuật viên cũng nên sẵn sàng chấp nhận mong muốn của bệnh nhân khi họ chỉ muốn thực hiện kĩ thuật tạo mắt hai mí đơn giản. Nếu chọn kĩ thuật nâng trán, bệnh nhân cần được thông tin rằng phẫu thuật vùng mí mắt trên cũng cần thiết trong việc tạo mắt hai mí hoặc loại bỏ da thừa nếu đã có sẵn nếp gấp hai mí. Bệnh nhân cần được thông tin và cảnh báo về việc nâng cung mày vượt mức có thể vĩnh viễn hoặc giảm dần trong 2 năm. Phẫu thuật mắt hai mí có thể được thực hiện cùng lúc. Trong trường hợp đó, phẫu thuật mí mắt nên được tiến hành trước nâng trán. Dù việc cắt da bảo tồn có thể được thực hiện cùng giai đoạn, cắt da thừa mí mắt tốt nhất nên được dời lại ít nhất 1-2 năm, cho đến khi cung mày đến vị trí cuối. Nâng trán không được chỉ định cho bệnh nhân có vị trí cung mày cao.

Hình 13-2 A, Rủ vành ngoài là dấu hiệu đầu tiên của lỏng lẻo mí trên. B, Bệnh nhân nhướn mày để minh họa hiệu quả của nâng trán. Nghiệm pháp này giúp xác định cung mày bất xứng, có thể gây bất xứng động hậu phẫu. C, Hiệu quả toàn bộ của nâng trán trên nếp gấp hai mí được minh họa. Nghiệm pháp này là công cụ hướng dẫn tuyệt vời cho những bệnh nhân muốn phẫu thuất mí mắt đơn giản và không tốn kém.
Hình 13-2
A, Rủ vành ngoài là dấu hiệu đầu tiên của lỏng lẻo mí trên.
B, Bệnh nhân nhướn mày để minh họa hiệu quả của nâng trán. Nghiệm pháp này giúp xác định cung mày bất xứng, có thể gây bất xứng động hậu phẫu. C, Hiệu quả toàn bộ của nâng trán trên nếp gấp hai mí được minh họa. Nghiệm pháp này là công cụ hướng dẫn tuyệt vời cho những bệnh nhân muốn phẫu thuất mí mắt đơn giản và không tốn kém.

3. Chuẩn bị tiền phẫu

Dùng dầu gội dầu cùng với xà phòng sát khuẩn. Ngoài ra, khuyến cáo chăm sóc tiền phẫu tổng quát cùng với chăm sóc gây mê có kiểm soát (MAC) hoặc gây mê toàn thân. Nếu nâng trán nội soi, chải và cạo tóc lùi về sau 1.5 cm so với đường chân tóc, rộng 0.5 cm, dài 1.5 cm. Hai vị trí cạnh đường giữa cách nhau 3-4 cm và hai vị trí phía ngoài ở mức khóe mắt ngoài sẽ được cạo để phẫu thuật (hình 13-3). Một đường kẻ được vẽ lên da trán, phía trên góc ngoài của cung mày. Phẫu thuật viên nâng da trán để nhìn rõ hiệu ứng nâng mày da mí mắt. Độ dày của mí mắt trên biến mất khi lớp mỡ cung mày bị di chuyển. Độ nâng cung mày mong muốn được xác định bằng cách đánh dấu sự dịch chuyển của đường kẻ đánh dấu bằng thước đứng dọc (hình 13-4). Cách tương tự áp dụng cho nâng đường giữa. Độ dài tính toán cần thiết để nâng sẽ được viết lên da trán bằng bút đánh dấu để tham chiếu. Đo tại mỗi cung mày góc ngoài và đường giữa. Nâng đường giữa trong phạm vi 5-7 cm, và nâng góc ngoài trong khoảng 8-11 cm.

Hình 13-3 A, Đường rạch. B, Hai đường rạch cạnh giữa và hai đường rạch ngoài.
Hình 13-3
A, Đường rạch.
B, Hai đường rạch cạnh giữa và hai đường rạch ngoài.
Hình 13-4 A, đặt một dấu chấm ở đầu ngoài cung mày. B, Nâng mày lên trên và đo khoảng chênh lệch của dấu chấm. Con số này sẽ hướng dẫn việc nâng trán.
Hình 13-4
A, đặt một dấu chấm ở đầu ngoài cung mày.
B, Nâng mày lên trên và đo khoảng chênh lệch của dấu chấm. Con số này sẽ hướng dẫn việc nâng trán.

4. Gây tê

Dù gây mê có kiểm soát hay gây mê toàn thân được ưa dùng, vẫn có thể gây tê vùng và an thần trong một số ca. Chỉ cần một lượng 150 ml dung dịch lidocaine 0.1% và marcaine 0.05% pha trong epi- nephrine 1:100,000 là đủ để ức chế và tiêm vào phần trước da đầu và trán. Kim 30G được dùng để tiêm ức chế thần kinh trên ổ mắt, thần kinh trên ròng rọc và dây thần kinh thái dương gò má (hình 13-5) và 1 cc marcaine 0.5% pha trong epinephrine 1:100,000. Kế tiếp, tiêm tại chỗ ngang trán và thái dương ở mức khe trên ổ mắt bằng kim 27G. Tiêm phần trán và phần trước da đầu bằng kim 22G. Không tính đến kĩ thuật gây tê, thì kĩ thuật tiêm phồng sẽ giúp giảm chảy máu và tụ máu quanh ổ mắt hậu phẫu.

Hình 13-5 Phân bố thần kinh da trán.
Hình 13-5
Phân bố thần kinh da trán.

5. Dụng cụ và thiết bị

Dụng cụ nâng trán nội soi, moni- tor, và bộ dụng cụ như hình 13-6.

 

Hình 13-6 Dụng cụ.
Hình 13-6
Dụng cụ.

6. Phẫu thuật nội soi

Dùng dao Bard-Parker #15 rạch 1 đường đứng dọc ở vùng đã cạo tóc, đi thẳng xuống phần màng xương. Kế đó, nâng màng xương lên qua toàn bộ phần trán, giữa đường thái dương và từ cung mày cho đến khu vực cách 3 cm về phía sau đường rạch da đầu (hình 13-7). Việc nâng màng xương không cần dùng nội soi. Đường rạch này đơn giản, nhanh gọn mà không chảy máu nhờ sử dụng cây tách màng xương đầu cong. Xuất hiện một vùng rìa có kháng lực ngang trán, khoảng 2.5 cm từ khe trên ổ mắt.

Dùng lực mạnh nhưng thận trọng trên cây bóc tách màng xương sẽ giúp vượt qua được vùng kháng lực này mà không gặp trở ngại. Đầu cây bóc tách luôn miết nhẹ lên xương để ngăn màng xương xâm nhập sớm. Lỗ hay khe trên ổ mắt được xác định bằng cách sờ chạm. Ngừng nâng màng xương ở khoảng cách 1 cm phía trên khe trên ổ mắt để ngăn tổn thương dây thần kinh ở đây. Màng xương được kéo nâng ra phía ngoài về đường thái dương. Dùng dụng cụ nội soi qua đường rạch cạnh giữa bên trái. Đầu che của máy nội soi tiến lên khoảng 1 cm về phía trên khe trên ổ mắt. Dao rạch hoặc cây bóc tách đầu cong, mũi tù được chèn vào qua đường rạch cạnh giữa bên phải. Cắt màng xương theo chiều ngang và song song khe trên ổ mắt, đi ngang trán từ đường thái dương bên này sang đường bên kia (hình 13-7). Xén tách màng xương bằng cây bóc tách đầu cong mũi tù (hình 13-8) để chắc chắn di chuyển màng xương của trán và loại bỏ sự treo vào màng xương trên ổ mắt bên dưới. Phẫu thuật viên cân nhắc việc bóc tách rộng để ngừa sự rách khối thần kinh – mạch máu trên ổ mắt. Nếu muốn, bộc lộ các bó cơ cau mày qua đường rạch màng xương bằng cách cắt đứt mô mềm quanh cơ, và phân tách bó cơ (hình 13-9). Ống nội soi sẽ di chuyển đến khu vực đường thái dương. Màng xương bám dính vào đường thái dương sẽ được cắt rạch. Màng xương vùng trán được tách dính khỏi đường thái dương bằng động tác lia nhẹ. Cẩn trọng tránh gây rách hay làm đứt nhánh trán của thần kinh mặt. Các dây thần kinh chạy sâu ở khu vực này và đi bên dưới cơ trán. Hai đường rạch màng xương gặp nhau tại bờ trên ngoài ổ mắt. Lúc này, màng xương trán được hoàn toàn giải phóng khỏi sự bám dính với xương và có thể di chuyển lên phía trên. Nếu cần di chuyển màng xương nhiều hơn, một đường rạch màng xương bổ trợ sẽ được thực hiện bên trên, tính từ phần trên của đường thái dương ở trán ngoài (hình 13-7). Phần da trán và cung mày được nâng lên khi kéo màng xương. Sự di chuyển của cung mày và thái dương cần được kiểm tra, và sự giải phòng màng xương cần thiết được lặp lại đến khi màng hoàn toàn tách rời. Vị trí của vít cố định được xác định tiền phẫu dựa vào mức độ nâng cung mày ước đoán và xác định vị trí của cung mày mới sau khi nâng vạt trán (hình 13-10). Vít tự khóa được đóng vào xương sọ tại vị trí đường rạch. Bốn vít được đặt cùng một cách tại mỗi vị trí rạch. Dụng cụ bọc vít vĩnh viễn KLS Martin Hexa-HeadTM 1.5 x 6 mm được dùng để cố định lâu dài. Vạt trán sau đó được nâng một khoảng đã tính toàn và cố định vào vít bằng chỉ 2-0 vĩnh viễn. Đường khâu đi qua kênh ở phần đầu của vít (hình 13-11, A). Sau đó, kim khâu được chèn vào bên dưới màng xương, 1 cm bên dưới đầu tận thấp của đường rạch, và đi ra ngoài qua da đầu. Quay đầu kim và đi vào lại qua vị trí thoát ra khỏi da đầu khi nãy, đưa kim đi bên dưới búi tóc, trong tấm dưới da song song màng xương cho đến khi thoát ra ngoài qua vị trí rạch (hình 13-11, B). Hai đầu tận của đường khâu được buộc lại. Cách khác, vít tự khóa 11 mm tháo được có thể dùng. Kim khâu khi đó đi qua phần da đầu dày, cách xấp xỉ 1 cm bên dưới đầu thấp của đường rạch. Chỉ khâu quấn vòng quanh vít (hình 13-11, C). Nếu dùng vít tháo được, cần phải cắt chỉ khâu và bỏ vít sau 1 tháng. Một vấn đề có thể gặp với kĩ thuật khâu này, đó là hiện tượng mất tóc khoảng 1 cm2 tạm thời, hoặc có thể vĩnh viễn. Nếu mất tóc vĩnh viễn, vùng hói sẽ có thể được cắt bỏ dễ dàng và tái tạo lại trong quá trình thực hiện. Lợi ích của nâng trán nhiều hơn là những bất lợi tối thiểu này. Khâu đóng da đầu bằng chỉ nylon 4-0 theo kiểu không liên tục.

Hình 13-7 Độ rộng trong nâng màng xương.
Hình 13-7
Độ rộng trong nâng màng xương.
Hình 13-8 A, Rạch màng xương 1cm phía trên vành đai trên ổ mắt. B, Tách rộng màng xương, thám sát cơ cau mày
Hình 13-8
A, Rạch màng xương 1cm phía trên vành đai trên ổ mắt. B, Tách rộng màng xương, thám sát cơ cau mày
Hình 13-9 Phân tách cơ cau mày.
Hình 13-9
Phân tách cơ cau mày.
Hình 13-10 Kiểm tra tính di động của cung mày
Hình 13-10
Kiểm tra tính di động của cung mày
Hình 13-11 A, Cố định vạt trán vào vít vĩnh viễn. B, Cố định vạt trán vào vít không vĩnh viễn.
Hình 13-11
A, Cố định vạt trán vào vít vĩnh viễn.
B, Cố định vạt trán vào vít không vĩnh viễn.

7. Đường rạch trước viền chân tóc

Đường rạch viền chân tóc được dùng trên bệnh nhân có trán cao. Vạt mô trán dày được cắt bỏ để nâng cung mày. Đường rạch nằm dài giữa hai bên thái dương và dọc theo đường chân tóc. Đường rạch da đầu đi xiên xuống dưới để cạo một lớp mỏng thượng bì. Phần da đầu có 1-2 khúm tóc bị mất phần thượng bì. Sau khi đường rạch đi qua vùng da đầu mang tóc, mũi dao xoay 80 độ so với đường xiên xuống và song song với hướng của thân tóc. Chiều rộng vạt mô trán được tách sẽ dựa vào các đo lường tiền phẫu như đã mô tả. Đường rạch dưới cũng đi xiên 2 mm xuống dưới để tạo một vạt thượng bì, và sau đó đi xiên lên trên cùng một góc tương tự như góc xiên của đường rạch trên (hình 13-12, A). Cả hai đường rạch trên và dưới đều đi theo kiểu zigzag, giúp ngụy trang tốt hơn (hình 13- 13). Đảo da giữa các đường rạch được loại bỏ. Nâng màng xương, cắt màng xương, và phẫu tích dọc theo vành đai trên ổ mắt và đường thái dương được thực hiện cùng một kiểu tương tự như kĩ thuật nội soi. Mặc dù đường rạch dài, việc dùng kĩ thuật nội soi đã cho phép cắt rạch vượt qua giới hạn bộc lộ. Các búi cơ cau mày được chia tách (hình 13-14). Vạt dưới màng xương vùng trán được kéo lên, các điểm cố định được đánh dấu dọc theo đường rạch trên, và 4 vít cố định được chèn. Vạt được cố định vào vít bằng chỉ khâu vĩnh viễn 2-0. Kim khâu đi qua màng xương, cân bọc sọ, và cơ trán. Kéo vùng trán lên, và buộc chỉ khâu vào vít theo kiểu vùi (hình 13-15). Mỗi đường khâu nên lấy ít nhất 1 cm hoặc hơn phần màng sương và cân bọc sọ để tránh đứt rách. Đường khâu sâu vào màng xương/ cân bọc sọ được đặt ở các khoảng cách 2 cm giữa da đầu và vạt trán. Đường khâu dưới da sau đó sẽ kéo hai bờ vết mổ lại một khoảng cách hoàn chỉnh. Vạt bì của đường rạch bên dưới che phủ đường rạch hở phía trên. Thân tóc dưới vạt bì tiếp tục mọc qua mô sẹo. những sợi tóc này che phủ vết sẹo (hình 13-12 và 13-16, A và B). Khâu đóng da bằng chỉ gut trơn tiêu nhanh 6-0.

Hình 13-12 A, Cắt xiên da đầu và vạt trán. B, Tóc mọc qua sẹo và che đậy nó.
Hình 13-12
A, Cắt xiên da đầu và vạt trán.
B, Tóc mọc qua sẹo và che đậy nó.
Hình 13-13 A, Nâng trán trước đường chân tóc là một biện pháp thay thế cho cách nâng trán cổ điển với 4 lỗ nội soi. Lượng da trán cần nâng được đánh dấu. Đường rạch được tạo zigzag để che sẹo hậu phẫu. B, Đường rạch trước chân tóc cải biên. Đường rạch tránh đường giữa nơi bệnh nhân thường rẽ tóc khi chải
Hình 13-13
A, Nâng trán trước đường chân tóc là một biện pháp thay thế cho cách nâng trán cổ điển với 4 lỗ nội soi. Lượng da trán cần nâng được đánh dấu. Đường rạch được tạo zigzag để che sẹo hậu phẫu.
B, Đường rạch trước chân tóc cải biên. Đường rạch tránh đường giữa nơi bệnh nhân thường rẽ tóc khi chải
Hình 13-14 Cắt dưới màng xương, và thấy được nhiều bó cơ cau mày song song.
Hình 13-14
Cắt dưới màng xương, và thấy được nhiều bó cơ cau mày song song.
Hình 13-15 Khâu cố định vạt trán trước chân tóc.
Hình 13-15
Khâu cố định vạt trán trước chân tóc.
Hình 13-16 A, Ngay sau phẫu thuật. B, Sẹo hậu phẫu thuật khó thấy do tóc mọc che sẹo
Hình 13-16
A, Ngay sau phẫu thuật.
B, Sẹo hậu phẫu thuật khó thấy do tóc mọc che sẹo

8. Nâng trán hai mặt phẳng

Vết rạch đường chân tóc cũng giống nhau nâng trán trước chân tóc. Da trán được giải phóng khỏi lớp cơ trán nằm bên dưới, khoảng 4 cm phía dưới đường chân tóc (hình 13-17, A). Tấm dưới màng xương được tách ra qua phần cơ trán được bộc lộ. Hai điểm cạnh giữa và hai vị trí phía ngoài được dùng để tạo đường vào tấm dưới màng xương, như đã miêu tả tiền phẫu. Các nhánh thần kinh trên ổ mắt và trên ròng rọc nằm trên cơ cần được tránh. Phần còn lại của kĩ thuật rạch màng xương và bóc tách cơ cũng tương đồng với hai cách tiếp cận trong nâng trán nội soi. Ngay khi nâng cơ trán và màng xương, xác định độ nâng cung mày. Kế đó, cơ trán đã nâng được gấp nếp lại trên toàn bộ chiều rộng của trán bằng đường khâu đệm ngang đa mối với chỉ Vicryl 3-0 (hình 13- 17, B). Sự uốn nếp phần nào có thể khuếch đại sự nâng cung mày. Da trán thừa được đánh dấu để cắt bảo tồn nhằm đảm bảo vết khâu da không tạo lực căng (hình 13- 17, C). Kĩ thuật rạch xiên tương tự như torng đường rạch trước viền chân tóc cũng được sử dụng. Mô bì và mô dưới da được khâu đóng theo kiểu đệm ngang bằng các mối nối chỉ Vicryl 4-0. Vạt thượng bì được đặt cẩn thận lên phần da đầu hở bì. Khâu đóng da bằng chỉ gut trơn 5-0 hay 6-0 theo kiểu liên tục. Kĩ thuật này có lợi một phần với bệnh nhân có nhiều nếp nhăn trán ngang do tăng động cơ trán.

Hình 13-17 (tiếp theo) A, Nâng trán tấm đôi. Nâng da
Hình 13-17 (tiếp theo)
A, Nâng trán tấm đôi. Nâng da
Hình 13-17 (hết) B, Nếp gấp cơ trán với nhiều đường khâu đệm ngang. C, Cắt lọc nhiều da trán.
Hình 13-17 (hết)
B, Nếp gấp cơ trán với nhiều đường khâu đệm ngang. C, Cắt lọc nhiều da trán.

9. Chăm sóc hậu phẫu

Băng ép vùng trán bằng cuộn gạc mềm và băng thun để cầm máu. Băng ép trong 2 ngày. Gội đầu nhẹ nhàng vào ngày hậu phẫu thứ 4. Cắt tóc sau 1 tuần. Vít tạm thời sẽ được tháo bỏ sau 4 tuần.

10. Ca lâm sàng

Hình 13-18 tới 13-21.

Hình 13-18 A, Hình ảnh tiền phẫu cho thấy nặng mí trên. B, hình ảnh hậu phẫu cho thấy hình ảnh khác biệt khi cung mày được nâng và yên vị phía trên rãnh trên ổ mắt.
Hình 13-18
A, Hình ảnh tiền phẫu cho thấy nặng mí trên.
B, hình ảnh hậu phẫu cho thấy hình ảnh khác biệt khi cung mày được nâng và yên vị phía trên rãnh trên ổ mắt.
Hình 13-19 A, Tiền phẫu. B, Hậu phẫu cho thấy đã loại bỏ dày mí trên
Hình 13-19
A, Tiền phẫu.
B, Hậu phẫu cho thấy đã loại bỏ dày mí trên
Hình 13-20 A, Dù có nếp gấp hai mí rõ rệt, bệnh nhân này vẫn không hài lòng về cuộc phẫu thuật do dày mí trên. B, Hình ảnh hậu phẫu cho thấy kiểu dáng tươi tắn của vùng quanh ổ mắt.
Hình 13-20
A, Dù có nếp gấp hai mí rõ rệt, bệnh nhân này vẫn không hài lòng về cuộc phẫu thuật do dày mí trên.
B, Hình ảnh hậu phẫu cho thấy kiểu dáng tươi tắn của vùng quanh ổ mắt.
Hình 13-21 A, Tiền phẫu nhìn nghiêng. B, Hậu phẫu nhìn nghiêng.
Hình 13-21
A, Tiền phẫu nhìn nghiêng. B, Hậu phẫu nhìn nghiêng.

11. Hồi phục

Tụ máu quanh ổ mắt và phù đạt đỉnh điểm vào ngầy hậu phẫu thứ 3 và thứ 4. Lúc này, bệnh nhân không thể mở mắt do phù. Phù giảm dần nhanh chóng và trở về bình thường trong 1 tuần. Vị trí cung mày sẽ nằm cao hơn vị trí lý tưởng trong vòng 2 năm sau hậu phẫu. Để đạt kết quả mong muốn kéo dài, cần thiết có phẫu thuật điều chỉnh.

12. Tài liệu tham khảo

  1. Fernandez LR: Double eye- lid operation in the oriental in Ha- waii, Plast Reconstr Surg 25:257- 264, 1960.
  2. Zubiri JS: Correction of the oriental eyelid, Clin Plast Surg 8:725-736, 1981.
  3. Liu D, Hsu WM: Oriental Anatomic difference and surgical consideration, Ophthalmic Plast Reconstr Surg 2:59-64, 1986.
  4. Lee Y, Hwang K: Skin thick- ness of Korean adults, Surg Radiol Anat 24:183-189,2002.
  5. Lee JS: Simplified anatom- ic method of double-eyelid oper- ation: septodermal fixation tech- nique, Plast Reconstr Surg 100:170,1997.
  6. Park JI, Hoagland TM, Park MS: Anatomy of the corruga- tor supercilii muscle, Arch Facial Plast Surg 5(Sept-Oct):412- 415, 2003.
  7. Bernstein L, Park J: Letter to the editor, Arch Facial Plast Surg, in press.
  8. Uchida JJ: A method of frontal rhitidectomy, Plast Recon- str Surg 35:218, 1965.
  9. Su CT, Morgan RF, Manson PN, et al: Technique for division and suspension of the orbicularis oculi muscle, Clin Plast Surg 8:673, 1981.
  10. Guyuron B, Davies B: Subcutaneous anterior hairline forehead rhytidectomy, Aesth Plast Surg 12:77, 1988.
  11. Kerth JD, Toriumi DM: Management of the aging fore- head, Arch Otolaryngol Head Neck Surg 116:1137-1142,1990.
  12. Benito J: Aesthetic inci- sion in the subcutaneous forehead lift, Aesthetic Plast Surg 17:239,1993.
  13. Mayer TG, Fleming RW: Fleming-Mayer flap (modified af- ter Juri) forehead lifting. In Mayer TG, Fleming RW: Aesthetic and re- constructive surgery of the scalp, St Louis, 1992, Mosby.
  14. Oslin B, Core GB, Vas- conez LO: The biplanar endoscop- ically assisted forehead lift, Clin Plast Surg 22:633, 1995.
  15. De Cordier BC, de la Torre JI, Author Name, et al: Endoscopic forehead lift: review of technique, cases, and complications, Plast Re- constr Surg 110:1558-1568, 2002.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề